Bảo hiểm an sinh xã hội (Sécurité sociale) cho phép sinh viên nước ngoài được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội trong quá trình học tập tại Pháp. Để tăng số tiền hoàn trả cho chi phí y tế, sinh viên có thể mua bảo hiểm sức khỏe bổ sung hoặc bảo hiểm tương hỗ.

ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở PHÁP

Để làm gì ?

Được hoàn trả một phần chi phí y tế của tôi (tư vấn với bác sĩ, khám bệnh, v.v.)

Khi nào tôi nên đăng ký ?

Càng sớm càng tốt sau khi tôi đăng ký vào cơ sở giáo dục đại học của mình.

Làm thế nào để đăng ký ?

Bằng cách kết nối với trang web https://etudiant-etranger.ameli.fr có sẵn bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Chi phí cho việc đăng ký ?

Việc đăng ký là miễn phí. Sinh viên Pháp và nước ngoài không phải trả tiền để đăng ký với an sinh xã hội Pháp.

 
Tôi đăng ký bảo hiểm an sinh xã hội nếu...

... Tôi là sinh viên Châu Âu và tôi không có Thẻ Bảo hiểm Y tế Châu Âu.

…Tôi là sinh viên Châu Âu và tôi có mẫu S1.

…Tôi không phải là sinh viên châu Âu.

 
Tôi không không đăng ký bảo hiểm an sinh xã hội nếu...

… Tôi là người Châu Âu và tôi có Thẻ Bảo hiểm Y tế Châu Âu (EHIC) hoặc giấy chứng nhận tạm thời. Tôi sẽ được hoàn trả các chi phí y tế của mình với các điều kiện tương tự như khi tôi ở nước mình. Thẻ của tôi phải có hiệu lực ít nhất cho đến cuối năm học hiện tại.

ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở PHÁP NHƯ THẾ NÀO ?

Trước tiên, tôi nhận một chứng chỉ tạm thời

Để làm điều này, tôi phải cung cấp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký cho năm học hiện tại hoặc thẻ sinh viên 
  • Một giấy tờ tùy thân
  • Visa sinh viên. Các thị thực dài hạn tương đương thẻ cư trú (VLS-TS), thị thực tạm trú dài hạn (VLS-T) và thị thực C và D được chấp nhận.

 

Thị thực VLS-TS là Thị thực lưu trú dài hạn tương đương với thẻ cư trú. Nó có giá trị trong một năm và phải được xác nhận khi đến nơi. Có thị thực  VLS-TS cho sinh viên, VLS-TS “hộ chiếu nhà nghiên cứu-tài năng” hoặc  VLS-TS thực tập sinh.

Thị thực VLS-T là thị thực lưu trú dài hạn tạm thời. Nó có giá trị trong khoảng từ 4 đến 12 tháng. Bạn không cần phải xác nhận nó khi đến nơi.

Cụ thể: Tôi nhận được số an sinh xã hội tạm thời, tôi ứng trước khoản thanh toán chi phí y tế của mình và tôi yêu cầu Quỹ Bảo hiểm Y tế hoàn trả.

Tôi hoàn tất đăng ký nếu tôi có thị thực VLS-TS

Đối với điều này, tôi phải cung cấp:

  • Giấy phép cư trú của tôi. Đây chính là thị thực của bạn sau khi được Bộ Nội vụ xác nhận.
  • Bằng chứng về hộ tịch (ví dụ như giấy khai sinh). Một bản dịch sẽ được yêu cầu từ các sinh viên không phải người châu Âu. Không cần dịch thuật đối với sinh viên châu Âu (ngoại trừ sinh viên Hy Lạp và Bungari).
  • Thông tin tài khoản ngân hàng của tôi (RIB). Nếu không có tài khoản ngân hàng ở Pháp, tôi có thể cung cấp chi tiết ngân hàng (IBAN) của tài khoản ở nước ngoài.

 

Cụ thể:

  • Nếu tôi có VLS-TS, tôi sẽ nhận được số an sinh xã hội chính xác.
  • Nếu tôi có VLS-T, tôi sẽ giữ số tạm thời của mình và không hoàn tất đăng ký.

Tôi nhận được  thẻ bảo hiểm (carte vitale) nếu tôi có VLS-TS

carte vitale étudiants étrangers

Để làm điều này, tôi phải tạo một tài khoản cá nhân trên trang web ameli.fr. Trên trang này và trong tài khoản cá nhân của tôi, tôi sẽ có thể quản lý các khoản hoàn trả của mình.

Chúng ta tóm tắt các bước:

  1. Tôi bắt đầu làm thủ tục trên trang web bảo hiểm y tế dành riêng cho sinh viên nước ngoài ngay khi tôi đăng ký nhập học tại trường học của mình.
  2. Nếu tôi có VLS-TS, tôi sẽ hoàn thành hồ sơ của mình ngay sau khi tôi xác nhận giấy phép cư trú của mình và mở tài khoản ngân hàng ở Pháp.
  3. Nếu tôi có VLS-TS, tôi tạo tài khoản cá nhân của mình trên ameli.fr.

Nếu quá trình đăng ký an sinh xã hội Pháp của tôi mất thời gian, tôi không lo lắng. Bảo hiểm y tế của tôi có hiệu lực hồi tố kể từ ngày đăng ký tại cơ sở giáo dục đại học của tôi. Tất cả chi phí y tế sẽ được chi trả từ thời điểm tôi đăng ký nhập học.

TỪ VỰNG

Sécurité sociale (Bảo hiểm an sinh xã hội) : nhà nước chi trả tới 60% chi phí chăm sóc sức khoẻ – BẮT BUỘC

Complémentaire santé (Bảo hiểm y tế bổ sung): chi trả một số chi phí nhất định – TỰ NGUYỆN

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC HOÀN TRẢ CÁC CHI PHÍ Y TẾ ?

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm bổ sung (mutuelle - nếu bạn có đăng ký bảo hiểm này) sẽ hoàn trả các chi phí y tế của bạn. Để theo dõi các khoản hoàn trả của bạn và biết thêm thông tin, hãy tạo tài khoản trên trang web www.ameli.fr

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM BỔ SUNG (MUTUELLE)?

Đăng ký bảo hiểm bổ sung sẽ giúp bạn được hoàn trả toàn bộ các chi phí y tế và việc đăng ký bảo hiểm này là hoàn toàn tự nguyện. Bảo hiểm này không bắt buộc nhưng rất được khuyến khích.

Bạn sẽ là người tự làm các thủ tục. Hãy xin báo giá trước và so sánh mức giá giữa các công ty bảo hiểm. Bạn có thể đăng ký bảo hiểm này tại :

  • Các công ty chuyên về bảo hiểm bổ sung cho sinh viên
  • Các công ty bảo hiểm
  • Các ngân hàng

Lời khuyên cho bạn : Hãy chắc chắn rằng loại bảo hiểm bổ sung mà bạn chọn có  bao gồm bảo hiểm dân sự (dans la version française, c’est l’assurance civile?) khi bạn đi học và trong cuộc sống cá nhân của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn được bảo hiểm ở nơi học lẫn nơi thực tập.

SỬ DỤNG BẢO HIỂM Ở PHÁP ?

Đi khám bác sĩ

Ở Pháp có 2 loại bác sĩ : bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn bị bệnh, bạn phải đến khám một bác sĩ đa khoa và sau đó nếu cần thiết, họ sẽ giới thiệu cho bạn một bác sĩ chuyên khoa.

Trong một số trường hợp, bạn có thể trực tiếp đến khám bác sĩ chuyên khoa mà không cần có giới thiệu của bác sĩ đa khoa. Các bác sĩ chuyên khoa mà bạn có thể trực tiếp đi khám, không cần phải thông qua bác sĩ đa khoa bao gồm: bác sĩ phụ khoa, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý chuyên về hệ thần kinh, nha sĩ, các bác sĩ mà bạn đã có lịch hẹn để theo dõi và kiểm tra, các bác sĩ cần gặp trong trường hợp khẩn cấp.

Đi khám bác sĩ đa khoa thường sẽ phải trả 25€ (médecin conventionné secteur 1 – bác sĩ theo diện 1), đôi khi còn đắt hơn nữa (médecin conventionné secteur 2 – bác sĩ theo diện 2 khám theo yêu cầu). Số tiền khám 25€ sẽ được hoàn trả phần lớn bởi bảo hiểm xã hội.

Tiền khám bác sĩ chuyên khoa sẽ dao động từ 25€ đến 150€ tuỳ loại bệnh. Một phần của phí khám bệnh sẽ được hoàn trả bởi bảo hiểm xã hội. Nếu bạn có thêm bảo hiểm bổ sung, bạn sẽ có thể được hoàn trả toàn bộ chi phí.

Bác sĩ điều trị

Ở Pháp, bạn phải chọn một bác sĩ điều trị và thông báo về bác sĩ này  cho quỹ bảo hiểm y tế của bạn. Bác sĩ điều trị sẽ đảm bảo theo dõi bệnh lý cho bạn : đây là bác sĩ tư vấn riêng của bạn.

Bạn có thể thông báo trực tuyến về bác sĩ điều trị của mình. Để hoàn tất các thủ tục y tế một cách dễ dàng, bạn nên tạo tài khoản trên trang web ameli.fr. Bạn và bác sĩ của mình cũng có thể cùng điền và ký vào một mẫu đơn.

Làm thế nào để tìm bác sĩ ?

Trang web doctolib.fr có thể giúp bạn đặt hẹn trực tuyến với các bác sĩ ở địa phương nơi bạn sinh sống. Bạn còn có thể biết được bác sĩ bạn chọn có thể nói được những ngôn ngữ nào.

Bạn cũng có thể tìm bác sĩ trên danh bạ của trang pages jaunes, bằng cách nhập vào ô tìm kiếm “médecin généraliste” và nhập mã bưu điện hành chính của thành phố nơi bạn ở. Hoặc nếu không, trường bạn cũng có thể đề xuất cho bạn một danh sách các bác sĩ.

Đơn thuốc

Sau khi khám bệnh xong, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Trên đơn này sẽ bao gồm các loại thuốc mà bạn phải mua ở hiệu thuốc hay bao gồm những thủ tục kiểm tra sức khoẻ mà bạn cần phải thực hiện. Bảo hiểm xã hội sinh viên sẽ chi trả một phần những chi phí trên. Tuy nhiên bạn có thể được hoàn trả toàn bộ chi phí (hoặc gần như toàn bộ) nếu đăng ký bảo hiểm bổ sung.

Hãy chú ý ! Nếu bạn vẫn chưa có thẻ bảo hiểm (carte vitale), đừng quên yêu cầu bác sĩ điền vào fiche de soin (hoá đơn y tế) cho bạn sau khi khám. Sau đó, hãy gửi đến trung tâm bảo hiểm xã hội của bạn để được hoàn tiền !

Đi mua thuốc

Thông thường, tất cả các hiệu thuốc đều mở từ 9h - 10 sáng cho đến 19h tối, trừ thứ 7 (đôi khi chỉ mở cửa buổi sáng), chủ nhật và các ngày lễ.

Vào chủ nhật và các ngày lễ, có ít nhất một hiệu thuốc còn mở ở mỗi thành phố : đó là các pharmacie de garde (những hiệu thuốc mở suốt đêm, chủ nhật và ngày lễ, phục vụ những trường hợp khẩn cấp). Bạn có thể tìm ở đây hiệu pharmacie de garde gần bạn nhất !

Ở Pháp, hầu hết bạn chỉ được mua các loại thuốc được kê trong toa. Do vậy, cần đi khám bác sĩ để được mua những loại thuốc cần thiết. Những thuốc bạn được phép mua mà không cần bác sĩ kê đơn thường để trị những triệu chứng phổ biến như : đau đầu, cảm cúm, sốt, v.v…

LÀM GÌ TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU

Đến phòng cấp cứu !

Kể cả khi bạn không được bảo hiểm, bạn không có tiền trong người hay thẻ căn cước, nếu bạn đang trong tình trạng có vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ , đừng chần chừ mà hãy đến ngay các phòng cấp cứu !

Phòng cấp cứu nằm trong bệnh viện. Nếu bạn không thể tự đi được, hay không gọi được taxi, hãy liên hệ ngay với SAMU (dịch vụ trợ giúp y tế khẩn cấp) !

Các đường dây nóng bạn cần phải biết ở Pháp

 

 

Số điện thoại cấp cứu châu Âu

112

Cấp cứu y tế (SAMU)

15

Cảnh sát

17

Cứu hoả

18

   

Các trung tâm kiểm soát chất độc

3624

 

 

Suivez les grandes étapes pour venir étudier en France

Découvrir