Ăn uống, chăm sóc sức khỏe, chi phí đi lại, giải trí… chi phí sinh hoạt ở Pháp có thể sẽ rất cao, đặc biệt là ở Paris và các thành phố lớn. Tốt nhất là sinh viên nên dự trù kinh phí du học trước để tránh những bất ngờ không mấy dễ chịu khi tới Pháp.

Khi làm thủ tục xin cấp thị thực sinh viên, bạn sẽ được yêu cầu chứng minh tài chính ở mức 7380 €, tương ứng với phí sinh hoạt tại Pháp trong một năm.

Image
étudier en france du hoc phap

Đừng quên rằng bạn vẫn có thể làm việc dưới một số điều kiện với thị thực sinh viên của mình. Bạn cũng có thể xin trợ cấp nhà ở từ CAF.

Dépenses annuelles supplémentaires :

  • Học phí : từ 2770€ đến 3770€ trong hệ thống trường công lập, và từ 3000€ đến 10000€ trong một trường tư thục một năm

  • Phí đóng góp xây dựng môi trường học tập và đời sống sinh viên (CVEC) : 90€ một năm

  • Thuế nhà ở và phí truyền hình : từ 400€ đến gần 1000€, mức phí tùy thuộc vào thành phố nơi bạn sống.

CHI PHÍ ĂN UỐNG

Trung bình người Pháp chi gần 300 euro cho việc ăn uống hàng tháng. Con số này có thể thay đổi tuỳ vào nơi bạn sống và mức chi tiêu của bạn. Thông thường thì phí sinh hoạt sẽ khá cao nếu bạn sống ở Paris.

Dưới đây là giá cả của một số thực phẩm cơ bản :

  • 1 chiếc bánh mì baguette : 1 euro ;
  • 1 chiếc bánh sừng bò : 1,10 euro ;
  • 1 kg pa-tê : 1,50 euro ;
  • 1 lít sữa : 1,20 euro ;
  • 6 quả trứng : 1,50 euro ;
  • 1 tách cà phê trong quán bar hoặc nhà hàng : 2 euro ;
  • 1 bữa ăn nhanh (fastfood) : 7 euro ;
  • 1 bữa ăn nhà hàng : từ 10 đến 20 euro ;
  • 1 chiếc sandwich ở hiệu bánh và 1 thức uống : từ 5 đến 8 euro.

Một bữa ăn trong căn-tin sinh viên (RU) : 3,25 euro ;

étudiante restaurant universitaire

CHI PHÍ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Tại Pháp, các bác sĩ được tự do đưa ra mức phí khám bệnh mà họ muốn. Để tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe của mình, bạn hãy ưu tiên các bác sĩ « theo diện 1 » (conventionné de secteur 1), họ áp dụng phí khám sức khỏe được bảo hiểm xã hội hoàn lại gần như toàn bộ. Bạn sẽ không phải trả phí quá cao và được hoàn lại nhiều hơn. Nếu đi khám bác sĩ ở trung tâm y tế của trường, bạn sẽ được khám miễn phí.

Dưới đây là một số ví dụ về chi phí khám sức khỏe ở « diện 1 » và phần được hoàn lại bởi bảo hiểm xã hội :

Đi khám bác sĩ đa khoa : 25 euro (được hoàn lại 16,50 euro)

  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa : 25 euro (được hoàn lại 16,50 euros) ;
  • Đi khám bác sĩ phụ khoa, bác sĩ nhãn khoa : 30 euro (được hoàn lại 20 euro) ;
  • Đi khám bác sĩ nha khoa : 30 euro (phần được hoàn lại tuỳ thuộc vào loại chữa trị).

 

CHI PHÍ ĐI LẠI

Nếu bạn ở xa trường, chi phí đi lại của bạn có thể sẽ chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu. Vậy nên việc dự trù trước là rất quan trọng. Dưới đây là một số phí cơ bản giúp bạn có thể dự trù chi phí đi lại :

  • Vé đi lại cả năm ở Paris dành cho sinh viên : 342 euro ;
  • Vé đi lại cả năm ngoài Paris dành cho sinh viên : từ 250 đến 300 euro ;
  • 1 lít xăng : 1,40 euro ;
  • Thuê 1 chiếc xe đạp : giá tùy thuộc vào từng thành phố và các gói đăng ký theo năm.

Ở Paris, gói thuê xe đạp theo năm dành cho sinh viên : 19 hoặc 29 euro ;

  • 1 vé máy bay khứ hồi Paris – Barcelona : 150 euro ;
  • 1 thẻ giảm giá SNCF cho các bạn từ 18-27 tuổi : 50 euro/ năm ;
  • 1 vé máy bay khứ hồi Paris – London của Eurostar : từ 100 đến 150 euro ;

1 vé TGV khứ hồi Paris-Marseille : 140 euro

Sinh viên được hưởng rất nhiều ưu đãi giảm giá các phương tiện đi lại. Đừng ngại tận dụng chúng vì bạn có thể tiết kiệm được một khoản lớn từ những ưu đãi này.

TGV Oui GO

CHI PHÍ DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ

Chi phí cho các hoạt động giải trí và văn hoá rất đa dạng. Có những mức phí phù hợp với mọi người và mọi ngân sách. Bạn sẽ thường xuyên nhận được các ưu đãi giảm giá hay các mức giá đặc biệt nếu có thẻ sinh viên hoặc chỉ đơn giản nếu bạn dưới 25 tuổi. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn dự trù kinh phí vui chơi giải trí của mình :

  • 1 vé xem phim cho các bạn dưới 26 tuổi : từ 5 đến 7,50 euro ;
  • 1 vé tham quan bảo tàng hoặc địa danh quốc gia : miễn phí cho tất cả các bạn khu vực kinh tế Châu Âu dưới 26 tuổi hoặc từ 5 đến 15 euro ;
  • 1 vé đi bơi được giảm giá : từ 1,50 đến 3 euro ;
  • 1 quyển sách bỏ túi : từ 5 đến 10 euros ;
  • 1 vé nhà hát : từ 10 euro trở lên ;
  • 1 tờ báo: từ 2 đến 3 euro.

Đăng ký gói xem phim không giới hạn ở rạp : 30 euro/tháng

salle de cinéma

MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG TẠI PHÁP

Mở tài khoản ngân hàng ở Pháp rất thuận tiện cho sinh viên, đặc biệt giúp bạn thanh toán các loại hoá đơn (tiền điện, thuê bao điện thoại, thuê nhà) và các dịch vụ (phương tiện đi lại, mạng Internet). Bạn cũng có thể dễ dàng nhận lương hàng tháng và được trực tiếp hoàn lại chi phí chăm sóc sức khỏe. Thẻ thanh toán tại Pháp cũng giúp bạn thanh toán phần lớn các chi tiêu và giúp bạn tránh mang một số tiền quá lớn trên người.

Sở hữu tài khoản ngân hàng là một quyền được công nhận bởi luật pháp nước Pháp. Sinh viên quốc tế cư trú tại Pháp có thể mở tài khoản ngân hàng trong bất cứ ngân hàng nào tại Pháp. Các ngân hàng đều có chi nhánh đại diện ở hầu hết các thành phố ; bạn chỉ việc tìm đến một chi nhánh và đặt hẹn với nhân viên tư vấn.

Hãy so sánh dịch vụ giữa các ngân hàng. Phí làm thẻ ngân hàng, phí chuyển tiền quốc tế và rút tiền ở nước ngoài có thể khác nhau đáng kể giữa các ngân hàng.

3 loại giấy tờ cần có để mở tài khoản ngân hàng là : giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, thẻ cư trú, thẻ căn cước), chứng minh nơi ở và chứng minh học tập hoặc thẻ sinh viên. Nếu đang đợi tìm nơi ở chính thức, bạn có thể lấy địa chỉ bộ phận quan hệ quốc tế ở trường mình.

Khi mở tài khoản ngân hàng, bạn sẽ được nhận thẻ ngân hàng và 1 quyển séc. Với Thông tin tài khoản ngân hàng của mình (RIB), bạn sẽ dễ dàng thanh toán tự động các gói dịch vụ hàng tháng khác nhau.

Nếu bạn gặp khó khăn khi mở tài khoản ngân hàng, có một thủ tục được gọi là "droit au compte" (quyền mở tài khoản). Ngân hàng nhà nước Pháp sẽ chỉ định một ngân hàng và họ sẽ phải mở tài khoản cho bạn. Thông tin chi tiết về thủ tục, các tài liệu cần có và các tổ chức hỗ trợ đều có trên trang web của ngân hàng Nhà nước Pháp.

Suivez les grandes étapes pour venir étudier en France

Découvrir