Chương trình học ngành y ở Pháp được chia làm 3 giai đoạn và nằm trong hệ thống LMD của Châu Âu và được giảng dạy tại trường đại học tổng hợp kết hợp với một trong 32 Trung tâm Đại học Y khoa (CHU). Các chương trình này được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp : sinh viên dự tuyển bắt buộc phải có trình độ tiếng Pháp B2.

NHỮNG THAY ĐỔI TỪ NĂM 2020

Từ năm 2020, PACES (năm thứ nhất chung ngành Y - Dược), cổng dự tuyển duy nhất vào chuyên ngành Y - Dược bị xóa bỏ. Những quy trình dự tuyển mới được đưa ra nhằm đa dạng hóa hồ sơ sinh viên được chọn, đảm bảo học tập thành công và có triển vọng hội nhập môi trường làm việc đa dạng. Tất cả các trường Đại học đều áp dụng phương thức xét tuyển mới cho ngành Y – Dược sau một, hai hoặc ba năm học ngành này. Mỗi sinh viên đều có thể dự tuyển vào Y – Dược hai lần.

Học sinh phổ thông trung học có thể lựa giữa chọn nhiều chương trình, dự tuyển vào các chuyên ngành bậc Cử nhân (Cử nhân với định hướng “Accès Santé» (L.AS) hoặc lộ trình đặc biệt « Accès santé » bằng một chuyên ngành khác (PASS)

Bảng xếp hạng Numerus Clausus, được quy định trước đây trên phạm vi toàn quốc, sẽ được xóa bỏ, và các trường Đại học có thể liên hệ với các Cơ quan y tế cấp vùng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong khu vực, để xác định số lượng sinh viên được nhận vào các chuyên ngành khác nhau. 

Số lượng người làm việc trong lĩnh vực y tế sẽ được dự kiến thông qua một phân tích trên phạm vi toàn quốc, dựa trên số liệu từ nhiều năm, theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại các vùng lãnh thổ và sự phát triển của ngành nghề này.

Do đó, các Đại học Tổng hợp sẽ là đơn vị bảo đảm cho một hệ thống phù hợp và hiệu quả hơn, kết hợp nhu cầu thực tế của từng vùng với khả năng tiếp nhận của từng Khoa Y Dược.

Các phương thức dự tuyển mới này được đưa ra nhằm đa dạng hóa hồ sơ sinh viên được chọn và cho phép họ theo học thành công khóa học đồng thời có triển vọng hội nhập môi trường làm việc đa dạng hơn.

Các hình thức chuyển tiếp đảm bảo cho sinh viên được học PACES năm 2019 có khả năng học học lại một năm và có một số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào các chương trình đào tạo y tế.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo ngành Y – Dược :

- Sản phụ khoa : Tú tài + 5 năm học

- Dược : Tú tài + 6 đến 9 năm học

- Bậc 3 đối với bác sĩ phẫu thuật – Nha sĩ : Tú tài + 6 năm đến Tú tài + 8 năm học hoặc 9 năm học

- Bác sĩ chuyên khoa : Tú tài + 9 đến 11 năm học

 

HAI PHƯƠNG THỨC DỰ TUYỂN ĐƯỢC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƯA RA

1 – Cử nhân, theo định hướng « accès santé » (L.AS) 

Học sinh THPT chọn chương trình cử nhân phù hợp với kế hoạch và thế mạnh của mình (ví dụ : Ngôn ngữ, Luật, Khoa học sự sống, Kinh tế - Quản lý, …), với định hướng «accès santé». Trong suốt khóa học chương trình cử nhân này, sinh viên sẽ học thêm một số môn liên quan đến ngành Y Dược.

Trường hợp sinh viên hoàn thành Năm thứ nhất Cử nhân (L1), có thể dự tuyển vào chuyên ngành Y Dược mà mình mong muốn (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược). Nếu sinh viên không được nhận vào các chuyên ngành này thì có thể theo học tiếp Năm thứ hai Cử nhân (L2) và có thể dự tuyển lại Y - Dược ít nhất sau một năm. 

Trường hợp sinh viên không hoàn thành Năm thứ nhất Cử nhân (L1) thì không thể dự tuyển vào Y - Dược. Sinh viên có thể học lại năm thứ nhất này hoặc chuyển hướng thông qua Parcoursup.

 

2 – Lộ trình chuyên biệt « accès santé », với lựa chọn một chuyên ngành khác (PASS)

Các lộ trình này được tổ chức tại các Đại học Tổng hợp có khoa Y – Dược. Thí sinh chọn hướng dự tuyển thẳng vào ngành Y - Dược (PASS) với lựa chọn một chuyên ngành khác phù hợp với kế hoạch học tập và thế mạnh của mình (ví dụ : Luật, Sinh học, Ngôn ngữ …)

Trường hợp sinh viên hoàn thành Năm thứ nhất, có thể dự tuyển vào các chuyên Y - Dược mong muốn (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược) Nếu không hoàn thành thì có thể theo học tiếp Năm thứ hai Cử nhân (L2) phù hợp với lựa chọn của mình, và cũng có thể dự tuyển lại vào Y - Dược ít nhất sau một năm học.  

Trường hợp sinh viên không hoàn thành Năm thứ nhất thì không thể dự tuyển vào Y - Dược và cũng không thể học lại năm học này. Sinh viên phải chuyển hướng thông qua Parcoursup. 

Nhìn chung, mọi sinh viên đều có hai cơ hội dự tuyển vào chuyên ngành y tế (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược) trong giai đoạn 1 của quá trình học.

Bạn nên biết: Một số Đại học Tổng hợp học đề nghị sinh viên đã từng theo học một hoặc nhiều năm chương trình đào tạo Y - Dược, nhất là sinh viên theo học ngành điều dưỡng, có thể dự tuyển vào ngành sản phụ khoa, y khoa, nha khoa hoặc dược.

Ngoài ra, học sinh phổ thông, ngay từ bước đầu định hướng vào khóa đào tạo ngắn hạn, có thể đổi hướng sang các chương trình dài hạn trong lĩnh vực Y - Dược. Thí sinh làm hồ sơ dự tuyển trực tiếp vào Khoa Y – Dược tại các Đại học Tổng hợp mà mình chọn. 

 

infographie 1 études de santé

KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN SINH VIÊN VÀO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Y DƯỢC ĐƯỢC PHÂN BỔ THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ

Một số chương trình học cử nhân định hướng chuyên ngành Y DƯỢC được giảng dạy tại các Y – Dược không có khoa Y.

Trường hợp được nhận vào chuyên ngành sản phụ khoa, y khoa, nha khoa hoặc dược, thí sinh sẽ theo học tại trường Đại học có khoa Y (gần nhất)

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHÙ HỢP NHẤT.

Lựa chọn theo kế hoạch học tập và thế mạnh :

  • Nếu sinh viên quan tâm đến lĩnh vực Y – Dược và có các điểm mạnh không quá xa lĩnh vực sinh học, thì có thể chọn theo học bậc Cử nhân chuyên ngành mình mong muốn với định hướng « accès santé ».
  • Nếu sinh viên chọn hướng dự tuyển PASS thì phải tự đặt câu hỏi về lựa chọn một chuyên ngành quan tâm nhất để có thể theo học ngoài ngành Y – Dược.

infographie 2 études de santé

DÀNH CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ

Vào học L.AS hoặc PASS

Việc dự tuyển vào PASS hoặc L.AS được thực hiện theo cùng một lịch trình và quy định như dự tuyển vào năm Nhất bậc Cử nhân ở Pháp.

Tìm thông tin này trong bài viết tôi dự tuyển vào L1.

Kỳ thi bác sĩ nội trú cho sinh viên nước ngoài

Để vào học giai đoạn 3, một cuộc thi chuyên biệt được tổ chức cho các bác sĩ quốc tế không thuộc khu vực Liên minh Châu Âu. Cuộc thi này thường mở đăng ký vào tháng 3 hàng năm. Thông tin chi tiết trên trang web CNG.

Bằng chuyên khoa y (DFMS) và bằng chuyên khoa y sâu (DFMSA)

Chương trình này giúp các bác sĩ và dược sĩ quốc tế theo học chuyên khoa tại Pháp ( gồm lý thuyết và các khóa thực tập đào tạo thực hành).

Thí sinh dự tuyển chương trình DFMS và DFMSA nhất thiết phải có bằng cấp hành nghề y hoặc dược ở quốc gia quê hương mình hoặc nơi mình đang cư trú.

  • Để có thể ghi danh chương trình DFMS, bác sĩ hay dược sĩ quốc tế phải đang trong quá trình đào tạo y – dược chuyên khoa ở quốc gia quê hương mình hay quốc gia đang cư trú.
  • Để có thể ghi danh chương trình DFMSA, bác sĩ hay dược sĩ quốc tế phải có bằng cấp chuyên khoa y/dược cho phép hành nghề chuyên khoa ở quốc gia quê hương mình hay quốc gia đang cư trú.

Hạn nhận hồ sơ dự tuyển thường diễn ra trước ngày 15 tháng 1 hàng năm, qua Bộ phận hợp tác và phát triển văn hóa (SCAC) thuộc Đại sứ quán Việt Nam. Hồ sơ dự tuyển mẫu tải về ở liên kết : http://med.unistra.fr/fre/Formations/3eme-cycle/DFMS-DFMSA

Các thí sinh được nhận phải tiếp tục làm “hồ sơ 2” trước ngày 15 tháng 5. Các thí sinh đợi kết quả dự tuyển và bổ nhiệm từ 15 tháng 7. Sau đó, thí sinh tiến hành ghi danh tại trường đã trúng tuyển trước ngày 31 tháng 10và nhận nhiệm vụ trong bệnh viện đại học được nhận vào trước ngày mồng 1 tháng 11.

Chương trình đào tạo không được kéo dài quá 2 học kỳ. Các sinh viên sẽ không được phép hành nghề y tại Pháp sau khóa học.

Thí sinh dự tuyển bắt buộc phải xin thị thực dài hạn sinh viên và khai báo hồ sơ trúng tuyển trên Etudes en France. Sinh viên phải có trình độ tiếng Pháp tối thiểu B2 (các chứng chỉ tiếng Pháp : TCF, DELF/DALF, TEF). Tất cả các tài liệu ở ngôn ngữ nước ngoài đều phải đi kèm với bản dịch đã công chứng. Tham khảo bài viết : Tôi đã trúng tuyển DFMS/DFMSA"

Suivez les grandes étapes pour venir étudier en France

Découvrir